Trang chủ Tin Du Lịch Điều gì giúp Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của...

Điều gì giúp Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Hà Nội?

0
249

Khuê Văn Các vừa thể hiện được truyền thống hiếu học, vừa thể hiện được nền văn hiến lâu đời, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và trang trọng làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội. Hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu đôi chút về Khuê Văn Cát trước chuyến du lịch Hà Nội sắp tới nhé!

Khuê Văn Các là một công trình văn hóa – lịch sử có kiến trúc độc đáo, nổi bật trong quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Khuê Văn Cát vừa thể hiện được truyền thống hiếu học, vừa thể hiện được nền văn hiến lâu đời, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và trang trọng làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội. Hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu đôi chút về Khuê Văn Cát trước chuyến du lịch Hà Nội sắp tới nhé!


Điều gì giúp Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Hà Nội?


Điều gì giúp Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Hà Nội Khuê Văn Các?

Có thể nói chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa – hồ Hoàn Kiếm, … có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với Khuê Văn Các, cũng là một phần không thể thiếu, in đậm trong tâm trí mỗi con người khi nhớ về truyền thống, lịch sử Hà Nội. Nhưng bên cạnh đó biểu tượng cần bao hàm sự khái quát, truyền thống và hiện đại, mang tính giáo dục, làm rõ những đặc trưng nổi bật của Thăng Long – Hà Nội. Do đó, Khuê Văn Các luôn được những du khách đi tour Hà Nội xem như là biểu tượng xứng đáng, niềm tự hào của thủ đô.

Lịch sử hình thành

Khuê Văn Các là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nằm trong tổng thể khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, ở phía Nam thành Thăng Long. Đây là công trình nổi tiếng đề cao học vấn được xây dựng nhờ công của một vị quan võ – Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành vào năm 1805 dưới đời của vua Gia Long triều Nguyễn. Cũng chính tại đây, hằng năm vào mỗi mùa xuân và mùa thu, chọn ngày Đinh lệnh cho quan đến tế, lấy bốn tháng giữa xuân, hạ, thu, đông tổ chức khảo thí học trò.

Kiến trúc mang đậm phong cách đặc trưng văn hóa Việt Nam

Giữa những ồn ào, vội vã của cuộc sống thì Khuê Văn Cát lại uy nghiêm, yên tĩnh nằm cách xa khỏi cuộc sống xô bồ ấy. Du khách du lịch Hà Nội tới đây, sẽ không khỏi bất ngờ trước lối kiến trúc tinh tế sơn thủy hữu tình.

Khuê Văn Các có kiến trúc theo dạng cổ lầu nhỏ nhắn. Tầng gác bên trên được kết cấu bằng gỗ, bốn góc lan can được làm bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng đỡ bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc nhưng cực kì thanh thoát và tầng gác bên dưới là bốn trụ gạch vuông, mỗi cạnh có chiều dài một mét, trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn

đầy tinh xảo. Gồm có bốn mái hạ và bốn mái thượng, mỗi mặt đều có cửa sổ hình mặt trời với sự hài hòa về kích thước, cân xứng, với những song gỗ tỏa đều như những tia nắng. Gần sát mái phía ngoài vào treo một biển trên đó được viết 3 chữ 奎文閣 và mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán vô cùng lung linh, ý nghĩa đều được sơn son thiếp vàng:


  • Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.

  • Hy triều phấn sức long văn trị – Kiệt các trân tàng tập đại quan.
  • Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.

  • Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ – Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.


Kiến trúc mang đậm phong cách đặc trưng văn hóa Việt Nam


Du khách đi tour du lịch Hà Nội sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng Khuê Văn Các, địacó kiến trúc rất đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, kiến trúc Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền văn hiến, truyền thống của người Việt.

Ý nghĩa của Khuê Văn Các

Mặc dù có rất nhiều di sản mang đậm dấu ấn nghìn năm, nhưng biểu tượng chính thức của Thủ đô Hà Nội chỉ có một đó chính là Khuê Văn Các với những giá trị độc đáo thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại của nước Việt Nam.

Khuê Văn Các với phong cách nghệ thuật hiện đại, đầy vững chắc. Với hình tròn bao quanh và hình vuông ở giữa đã thể hiện được truyền thuyết dân gian Việt Nam “trời tròn, đất vuông”. Hình tròn bên ngoài còn thể hiện ý thức bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, của dân tộc. Hình vuông ở chân đế thể hiện như một cánh cửa đến đưa chúng ta đến với tri thức, đến với một tương lai đang rộng mở.

Nhìn vào đó, mà mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi thêm nhiều kiến thức, trí tuệ, văn hóa ,để gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta. Bên cạnh đó, muốn thông qua hình ảnh biểu tượng này để người dân trong nước, bạn bè quốc tế sẽ biết đến Thăng Long – Hà Nội nhiều hơn. Do đó, Khuê Văn Các xứng đáng được chọn làm biểu tượng cho thủ đô của nước Việt